Nếu ở bài viết trước, Hàng Siêu Xịn đã có đề cập đến Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân bệnh vảy nến thì trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về triệu chứng bệnh vảy nến. Đồng thời cung cấp một số hình ảnh bệnh vảy nến để bạn có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt các loại bệnh thường gặp nhất.

Triệu chứng bệnh vảy nến là gì? – Nguồn: psoriasisforbundet | Flickr
Triệu chứng bệnh vảy nến (bệnh vẩy nến)
Triệu chứng hay dấu hiệu của bệnh vảy nến không quá khó để nhận biết. Thông thường thì bệnh sẽ có biểu hiện trực tiếp lên bề mặt da và việc thăm khám từ bên ngoài cũng giúp phát hiện sớm được bệnh. Khi mắc bệnh vảy nến thì da có thể bị tổn thương ở một vài khu vực nhỏ, một vùng da lớn hoặc lan rộng khắp cơ thể. Điều này phụ thuộc vào loại bệnh vảy nến mà người bệnh gặp phải.
Nhưng về cơ bản sẽ có những triệu chứng dễ thấy đó là:
- Da khô ráp và nứt nẻ, một số trường hợp có thể bị chảy máu
- Đau nhức, ngứa rát ở vùng da bị tổn thương
- Xuất hiện các mảng da đỏ có phủ nhiều vảy bạc

Triệu chứng của bệnh vảy nến không quá khó để nhận biết – Nguồn: SkyMD , Inc | Flickr
Vảy nến gây ra những tác động xấu về thẩm mỹ và sức khỏe của người bệnh khi nó có thể liên quan đến một số bệnh lý về thận, tim mạch, tiểu đường… Nhưng chủ yếu bệnh gây ra những cơn đau, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh và đặc biệt là khiến vẻ ngoài trở nên kém thẩm mỹ. Bệnh lý này hiện có rất nhiều loại nhưng phổ biến nhất là vảy nến thể mảng (chiếm khoảng 80% trong tổng số các ca bệnh). Hãy đến với phần tiếp theo của bài viết để tìm hiểu kỹ hơn đặc điểm của từng loại vảy nến phổ biến nhất nhé.
Hình ảnh bệnh vảy nến theo từng loại thường gặp nhất
Sau đây là những loại bệnh vảy nến thường hay xuất hiện nhiều nhất:
Vảy nến mảng bám/Vảy nến thể mảng
Như đã có nhắc đến ở trên, bệnh vảy nến thể mảng chiếm số lượng lớn nhất và thường có các đặc điểm:
- Xuất hiện những mảng da có màu đỏ và dày
- Mảng da có vảy màu trắng hoặc màu bạc và rất dễ bị bong tróc
- Chủ yếu thường thấy ở da đầu, đầu gối hoặc khuỷu tay…
- Đường kính của các mảng da ở vào khoảng 1cm – 10cm
- Trong một số trường hợp kích thước của mảng da có thể lớn hơn hoặc bao phủ rộng khắp các bộ phận trên cơ thể
- Triệu chứng bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu người bệnh gãi lên vùng da bị vảy nến

Bệnh vảy nến thể mảng – Nguồn: Light for Hope | Flickr
Vảy nến mụn mủ/Vảy nến thể mủ
Đây là một dạng hiếm gặp của bệnh vảy nến nhưng những biểu hiện của loại vảy nến này khá là nghiêm trọng.

Biểu hiện của loại vảy nến thể mủ khá nghiêm trọng – Nguồn: Ingvar Ingvarsson | Flickr
Vảy nến thể mủ còn được chia thành 3 dạng nữa đó là vảy nến mủ Acropustulosis, vảy nến cấp tính và vảy nến mụn mủ ở lòng bàn chân – bàn tay.
Đặc điểm cụ thể của bệnh như sau:
- Xuất hiện mụn có mủ trắng trên bề mặt da, sau đó để lại vết màu đỏ tổn thương trên da
- Tất cả các vùng da và chủ yếu là bàn chân hoặc bàn tay đều có thể gặp phải vảy nến thể mủ
- Thường người bệnh sẽ phải chịu tình trạng nhiễm trùng nặng và nhiều đau đớn
- Đặc biệt là có một số triệu chứng liên quan như mất vị giác, mạch đập nhanh, ớn lạnh, sốt, yếu cơ…
Bệnh vảy nến móng
Vảy nến móng chân – móng tay thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của người bị bệnh vảy nến. Thế nên, nó cũng không được xếp hẳn vào một dạng chính thức của bệnh mà mang hơi hướng là biểu hiện nhận biết bệnh hơn.

Vảy nến móng chân – móng tay là một dấu hiệu đầu tiên của bệnh vảy nến – Nguồn: John Guagenti | Flickr
Nếu không có sự tìm hiểu kỹ càng thì ta rất dễ nhầm lẫn bệnh với các triệu chứng của bệnh lý nhiễm trùng – nhiễm nấm ở móng.
- Xuất hiện các đốm có màu trên bề mặt móng
- Móng dễ lung lay, rụng và bị đổi màu
- Trên móng tay có các vết lõm dạng lấm tấm
- Có rãnh và gồ ghề ở bề mặt móng
- Cảm thấy độ sần đối với bề mặt da dưới móng
Viêm khớp vảy nến
Với cơ chế là một bệnh lý tự miễn nên bệnh vảy nến có thể kích hoạt đến hệ miễn dịch và tấn công nhầm vào các khớp. Chính điều này sẽ khiến khớp xương trên cơ thể bị ảnh hưởng và dẫn đến bệnh lý viêm khớp vảy nến.

Vảy nến có thể kích hoạt đến miễn dịch và tấn công nhầm vào các khớp – Nguồn: VU EMR | Flickr
Đặc điểm của viêm khớp vảy nến:
- Vảy nến ở da thường xuất hiện trước và sau đó phát triển thành viêm khớp vảy nến
- Tỷ lệ phát triển viêm khớp vảy nến từ những bệnh lý vảy nến ở da khác là 30%
- Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, cứng khớp vào buổi sáng
- Sưng và đau khớp diễn ra thường xuyên
- Ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe xương khớp
Vảy nến thể giọt
Bệnh vảy nến thể giọt là bệnh lý vảy nến phổ biến xếp thứ 2 sau vảy nến thể mảng. Tỷ lệ là 10% tổng số các ca bệnh.

Bệnh vảy nến thể giọt là bệnh lý vảy nến phổ biến xếp thứ 2 – Nguồn: hindusthan ayurvedics | Flickr
Bệnh có các đặc trưng quan trọng gồm:
- Độ tuổi thường gặp của bệnh là thanh thiếu niên hoặc trẻ nhỏ
- Xuất hiện các đốm da màu đỏ với đường kính từ 1mm – 10mm khắp cơ thể và chủ yếu là ở nửa phía trên
- Các đốm màu đỏ rất dễ bong và có phủ vảy màu trắng đục
- Nếu như không được điều trị đúng cách bệnh có thể phát triển thành vảy nến thể mảng
- Bệnh thường xuất hiện nếu như da bị nhiễm trùng, thương tổn, tâm trạng căng thẳng, do ảnh hưởng của tác dụng phụ của thuốc hay bị viêm họng…
Vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu – Nguồn: seligmultimedia | Flickr
Những bệnh nhân bị vảy nến thể mảng thì có khả năng cao cũng sẽ bị bệnh vảy nến da đầu với các biểu hiện như:
- Da đầu có nhiều gàu
- Các mảng da xuất hiện ở đường chân tóc, gây ngứa và đau
- Bệnh có thể lan rộng ra phần cổ, tai và cả mặt
- Nếu bệnh nhân gãi nhiều có thể khiến da đầu bị trầy xước, nhiễm trùng, rụng tóc…
Vảy nến đảo ngược
Loại bệnh vảy nến này có thể bị nhầm lẫn với bệnh nấm da do nó hay xuất hiện ở các nếp gấp da.

Vảy nến đảo ngược dễ bị nhầm lẫn – Nguồn: shailender k | Flickr
Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết bệnh bao gồm:
- Thường xuất hiện chủ yếu ở các bộ phận có nếp gấp da như háng, nách hay bầu vú…
- Bề mặt bị tổn thương mịn, bóng và có màu đỏ
- Mồ hôi hay sự cọ xát của quần áo tác động vào vùng da bị bệnh có thể khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu
- Đa phần dạng vảy nến đảo ngược đều đi kèm với một loại vảy nến khác
Bệnh vảy nến Erythrodemic/Vảy nến toàn thân
Vảy nến toàn thân thường là sự tiến triển của một số bệnh lý như nhiễm trùng, stress quá mức, cháy nắng, vảy nến mụn mủ, vảy nến mảng bám không được điều trị đúng cách…

Vảy nến toàn thân thường là sự tiến triển của một số bệnh lý – Nguồn: Light for Hope | Flickr
Dạng vảy nến này được đánh giá ở mức độ khá nghiêm trọng nhưng thường hiếm gặp và người bệnh có các biểu hiện như:
- Vùng da bị thương tổn có màu đỏ tươi và có dịch
- Nhìn khá giống với bị phỏng nặng
- Cơ thể không thể kiểm soát được nhiệt độ trong trường hợp này và cần được cấp cứu ngay
Trên đây là một số thông tin về triệu chứng bệnh vảy nến và một số hình ảnh bệnh vảy nến để bạn phân biệt được từng loại bệnh. Qua đó, Hàng Siêu Xịn hy vọng rằng bạn có thể kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Về Cách trị vảy nến chi tiết, bạn hãy đón theo dõi trong bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.
Leave a comment